9/24/2021 11:17:00 AM

Vệ sinh lọc gió động cơ: Khi nào và làm thế nào?

Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, làm sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.

Cùng Toyota Bắc Giang tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy lọc gió động cơ ô tô của bạn cần được vệ sinh và các bước thực hiện.

Vệ sinh lọc gió động cơ: Khi nào và làm thế nào?

Lọc gió động cơ là gì và chức năng của lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ (Air filter) thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô. Bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ.

Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, làm sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.

Vậy, làm thế nào để biết khi nào cần vệ sinh lọc gió động cơ và làm thế nào để vệ sinh bộ phận này đúng cách.

Dấu hiệu cho thấy lọc gió động cơ cần được vệ sinh

Xe ô tô gặp vấn đề trong quá trình nổ máy

Vào một buổi sáng đẹp trời, bạn đang hối hả, “chạy đua với thời gian”, lên chiếc xe của mình và đang định nổ máy và lái xe tới công ty. Đột nhiên, xe ô tô của bạn không nổ máy, động cơ của bạn gặp vấn đề, rất có thể là do bộ lộc bẩn, chặn lượng không khí vào động cơ.

Từ đó, lượng không khí để pha trộn với nhiên liệu bị thiếu hụt, làm ô nhiễm bugi và làm động cơ hoạt động sai. Tồi tệ hơn, ô tô của bạn có thể còn bị chết máy hoàn toàn.

Vệ sinh lọc gió động cơ: Khi nào và làm thế nào?

Xe ô tô khó tăng tốc

Bạn đạp chân ga nhưng ô tô của bạn không thể tăng tốc. Hoặc là bạn cũng có thể cảm nhận được xe giật nảy mỗi khi bạn cố gắng làm điều này.

Nguyên nhân có thể là do lọc gió động cơ bị bẩn, dẫn đến lượng không khí vào động cơ không đủ. Từ đó, động cơ gặp khó khăn trong việc cung cấp năng lượng cho ô tô tăng tốc.

Đèn check engine liên tục báo sáng

Đèn check engine sáng có thể là do một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến động cơ. Nhưng một lý do khác cũng có thể xảy ra đó là động cơ không có đủ lượng không khí vì lọc khí bị bụi bẩn.

Vệ sinh lọc gió động cơ: Khi nào và làm thế nào?

Động cơ phát ra những âm thanh bất thường

Khi bạn khởi động xe ô tô, động cơ lẽ ra phải hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, lần này, động cơ lại phát ra những âm thanh bất thường, thậm chí còn rung. Nguyên nhân có thể là do lọc gió động cơ của ô tô bị bẩn, dẫn đến hỏng bugi.

Đọc thêm: Những chú ý để tăng tuổi thọ lốp xe Ô tô

Khói đen thoát ra từ ống xả

Do không đủ không khí, nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn. Nhiên liệu chưa cháy hết sẽ thoát ra khỏi xe qua ống xả dưới dạng khói đen.

Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu trên, bạn nên kiểm tra lọc gió động cơ và vệ sinh hoặc thay thế bộ phận này nếu cần thiết.

Vệ sinh lọc gió động cơ: Khi nào và làm thế nào?

Khi nào cần vệ sinh hoặc thay lọc gió động cơ?

Tuy nhiên, lọc gió động cơ cần được kiểm tra, vệ sinh và thay thế định kỳ để đảm bảo xe hoạt động bình thường. Bạn không nên đợi đến khi phát hiện ra những dấu hiệu trên mới kiểm tra chi tiết này.

Theo những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô, lọc gió động cơ nên được vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần và thay thế sau 15.000 km. Trong quá trình vệ sinh, nếu lọc gió bị rách, khó vệ sinh hoặc bị ẩm mốc thì bạn cần thay bộ phận này ngay lập tức.

Vệ sinh lọc gió động cơ: Khi nào và làm thế nào?

Làm thế nào để vệ sinh lọc gió động cơ đúng cách?

Xác định vị trí bộ lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ thường nằm ngay sau lưới tản nhiệt, phía sau khe hút gió của động cơ. Bộ lọc gió thường được đặt trong hộp bảo vệ được thiết kế vuông hoặc tròn, tùy từng dòng máy.

Bạn có thể quan tâm: 7 lý do khiến chiếc xe nhao lái khi phanh gấp

Tháo bộ lọc không khí khỏi hộp bảo vệ

Vỏ bảo vệ có thiết kế đơn giản, có thể tháo lắp bằng tay hoặc bằng cờ lê. Sau đó, hãy khéo léo tháo bộ lọc khí ra khỏi hộp bảo vệ.

Vệ sinh lọc gió động cơ: Khi nào và làm thế nào?

Làm sạch bộ lọc không khí

Dùng vòi hơi để làm sạch bụi bẩn trên bộ lọc gió từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Không sử dụng nước hoặc bất kỳ hóa chất tẩy rửa nào để làm sạch bộ lọc khí. Tuyệt đối không dùng chổi, vật nhọn để làm sạch lớp bụi bám trên lọc gió, tránh trường hợp màng lọc của lọc gió bị rách.

Đặt bộ lọc không khí trở lại vị trí

Dùng khăn mềm khô lau sạch bụi bẩn bên trong hộp bảo vệ. Sau đó lắp bộ lọc gió vào hộp bảo vệ, vặn chặt các đai ốc của hộp bảo vệ.

Trên đây là những dấu hiệu bạn cần kiểm tra lọc gió động cơ và cách tự vệ sinh lọc gió động cơ tại nhà. Đây là một chi tiết nhỏ, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo xe vận hành trơn tru, êm ái. Vì vậy, việc kiểm tra, vệ sinh và thay thế lọc gió động cơ định kỳ là trách nhiệm của mọi chủ xe.

Để biết thêm những kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo TẠI ĐÂY.


HOTLINE: 0899.289.289

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Đăng ký
lái thử
Đăng ký lái thử
Đăng ký lái thử

Đặt lịch hẹn
dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ

Tải
bảng giá
Tải bảng giá
Tải bảng giá

Tải
catalogue
Tải catalogue
Tải catalogue