1/18/2022 11:00:00 AM

Ô tô bị ngập nước nên xử lý như thế nào?

Nước là kẻ thù số 1 của động cơ. Nếu nước ngập đến nắp capo, thông qua ống hút gió, nước tràn vào làm máy hỏng và chết máy đột ngột. Đây gọi là hiện tượng thủy kích.

Những ngày giông bão, mưa nhiều là nỗi ám ảnh của tài xế khi tham gia giao thông tại các cung đường dễ ngập. Bởi “xế hộp” của bạn rất dễ ngập nước và gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống động cơ, nội thất. Vì vậy, để hạn chế hư hại, lái xe phải nắm rõ các thao tác nhanh dưới đây nếu gặp phải trường hợp xấu trên.

Hệ quả của xe ô tô bị ngập nước

Nước có hại với các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hưởng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, các linh kiện điện, các cảm biến...

Nước là kẻ thù số 1 của động cơ. Nếu nước ngập đến nắp capo, thông qua ống hút gió, nước tràn vào làm máy hỏng và chết máy đột ngột. Đây gọi là hiện tượng thủy kích.

Khi đã bị thủy kích, nhẹ thì chỉ phải thay tay biên, nặng thì có thể phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện với chi phí không hề nhẹ.

Hệ thống điện cũng nhạy cảm với nước. Sự cố do chập mạch, hỏng hệ thống điều khiển trên xe xảy ra khi nước xâm nhập từ gầm lên sàn xe. Dẫn đến hiện tượng báo lỗi các bộ phận hoặc nhiều chức năng của ôtô có thể hoạt động sai. Xe càng ngập sâu và ngâm lâu trong nước, hệ thống điện càng dễ hư hỏng.

Trường hợp nước chỉ tràn vào xilanh cũng nguy hiểm. Lúc này lòng xy lanh có thể bị gỉ và sau đó chiếc xe sẽ "uống xăng như uống nước".

Ô tô bị ngập nước nên xử lý như thế nào?

Cách xử lý ô tô bị ngập nước

Nước không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện, làm bẩn nội thất mà nghiêm trọng hơn còn gây hư hỏng động cơ khi xâm nhập vào buồng đốt; xảy ra hiện tượng nén nước hay còn gọi thủy kích.

Sau khi không may bị ngập nước, bộ phận nào của xe bị ảnh hưởng nặng nề nhất và làm thế nào để giảm thiệt hại khi đi trên đường ngập nước. Đây là vấn đề được rất nhiều chủ xe quan tâm. Dưới đây là một số cách xử lý ô tô bị ngập nước bạn nên bỏ túi tham khảo.

Tuyệt đối không khởi động lại xe

Khi nước đã lọt vào động cơ, khởi động lại xe sẽ chỉ khiến việc hư hỏng trầm trọng thêm, thậm chí dẫn đến hiện tượng thủy kích. Bởi vậy, cách duy nhất tài xế cần làm lúc này là tắt máy, đẩy xe lên chỗ cao hoặc tìm cách nâng gầm xe và chờ cứu hộ đến đưa xe về xưởng sửa chữa.

Khẩn trương tháo cực âm của ắc quy

Đây được coi là giải pháp tình thế để hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, cũng góp phần tránh hiện tượng đoản mạch, giúp bảo vệ ECU, hoặc hộp máy tính khỏi bị hư hỏng.

Kiểm tra que thăm dầu để xác định mức độ ngập

Tài xế nên kiểm tra que thăm dầu xem có dấu hiệu của nước lọt vào hệ thống bôi trơi không. Nếu có, khả năng rất cao là động cơ cũng đã bị ngập nước. Và nếu xuất hiện giọt nước bám ở đuôi que thăm, bạn phải thay dầu và lọc dầu.

Xác định mực nước và lưu lại mức độ tổn thất

Nếu bạn thấy nước chỉ ngập dưới trục bánh xe thì có thể yên tâm 90% là an toàn. Ngược lại, với mức độ ngập cao hơn bạn phải xác định mực nước. Truy tìm dấu vết nước sẽ dễ dàng với nguồn nước bẩn, nhưng với nước sạch sẽ rất khó để xác định.

Bởi vậy, tài xế hãy lần theo dấu vết từ bên trong cửa xe và đèn hậu, sự ẩm ướt ở thảm xe và nội thất. Đặc biệt, hãy lưu hồ sơ mọi tổn thất và mức độ xe bị ngập nước sẽ có ích cho việc làm bảo hiểm và sửa chữa xe khi đến xưởng.

Ô tô bị ngập nước nên xử lý như thế nào?

Nhanh chóng làm khô nội thất xe

Nếu bạn đã đưa được xe ra khỏi khu vực ngập nước nhưng cứu hộ chưa đến. Hãy nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài. Sử dụng các dụng cụ có sẵn để thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy lớn để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa xe về gara. Bởi, hệ nội thất xe có ghế da, đệm mút, sàn nỉ, nếu không được xử lý nhanh, sức phá hủy của nước sẽ rất lớn.

Đưa xe đến Đại lý sửa chữa xe hơi chuyên nghiệp

Công việc xử lý cuối nên dành cho các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo xe của bạn được "thăm khám" và bảo dưỡng chuẩn nhất. Lưu ý, có bảo hiểm xe sẽ có lợi cho bạn rất nhiều. Bảo hiểm có thể đền bù cho tất cả các hạng mục từ 50-100% tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn.


HOTLINE: 0899.289.289

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Đăng ký
lái thử
Đăng ký lái thử
Đăng ký lái thử

Đặt lịch hẹn
dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ

Tải
bảng giá
Tải bảng giá
Tải bảng giá

Tải
catalogue
Tải catalogue
Tải catalogue