1/28/2022 9:00:00 AM

Các bộ phận trên xe ô tô - Kiến thức thông dụng

Về tổng quan, một chiếc xe hơi sẽ có trên dưới 20 bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận sẽ nắm giữ một chức năng hoạt động riêng. Để có thể điều khiển tốt chiếc xế hộp của mình, nắm chắc tên và chức năng các bộ phận là cần thiết.

Là một người sắp dự định học lái ô tô thì việc nắm bắt vai trò cũng như công năng hoạt động của các bộ phận của xe ô tô là điều cực kỳ cần thiết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ về nội dung này.

Về tổng quan, một chiếc xe hơi sẽ có trên dưới 20 bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận sẽ nắm giữ một chức năng hoạt động riêng. Để có thể điều khiển tốt chiếc xế hộp của mình, nắm chắc tên và chức năng các bộ phận là cần thiết.

Ngoại thất với những bộ phận cơ bản

Ngoại thất là phần thiết kế bên ngoài xe ô tô, là những bộ phận có thể quan sát được khi nhìn vào tổng quan một chiếc xe. Ngoại thất sẽ bao gồm những bộ phận chính sau.

Lưới tản nhiệt

Lưới tản nhiệt là bộ phận nằm ngay ở đầu xe, thường sẽ được đính logo thương hiệu lên trên. Lưới tản nhiệt là một trong các bộ phận xe Ôtô quan trọng. Giống như tên gọi của nó, lưới tản nhiệt ra đời với mục đích làm mát các động cơ bên trong xe nhờ cơ chế cho phép luồng khí từ bên ngoài đi qua lưới. Ngoài ra, lưới tản nhiệt có có chức năng bảo vệ bộ tản nhiệt của xe ô tô và các động cơ bên trong khỏi các tác nhân bên ngoài.

Cản ô tô

Cản ô tô có chức năng giảm thiểu các rủi ro đối với người ngồi trên xe dưới tác động của lực va chạm. Đồng thời cũng hạn chế tối đa hư hại đối với các bộ phận của xe ô tô. Cản ô tô được lắp đặt ở vị trí trước và sau xe. Không chỉ mang chức năng quan trọng, đây cũng là bộ phận được người trong giới chơi xe ưa thích vì nó có thể giúp chiếc xế hộp mang một dáng vẻ hầm hố, thể thao, phong cách.

Các bộ phận trên xe ô tô - Kiến thức thông dụng

Gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu được lắp đặt ở 3 vị trí: 2 bên cánh cửa và nơi nối liền với kính chắn gió phía trước xe. Gương chiếu hậu giúp người lái dễ dàng quan sát phương tiện đang đi phía sau và 2 bên xe để dễ dàng thay đổi hướng di chuyển. Hiện nay, các mẫu mã thiết kế phát triển hơn, người dùng có thể lựa chọn nhiều loại gương chiếu hậu. Có thể là gương gập thủ công hoặc gương gập tự động tùy nhu cầu.

Nắp ca-pô

Nắp ca-pô là một bộ quen thuộc nhưng ít người biết đến tên gọi thật sự của nó. Nắp ca-pô thực chất là phần khung kim loại được lắp đặt ở vị trí đầu xe. Chức năng của nắp ca-pô là bảo vệ khoang động cơ ngay bên trong. Nắp ca-pô được thiết kế đóng mở dễ dàng thuận tiện cho các công đoạn bảo trì bảo dưỡng sửa chữa xe… hoặc cần trang bị thêm phụ tùng.

Đèn pha

Đèn pha là thiết bị chiếu sáng được thiết kế ở 2 góc trái phải nơi nối liền giữ nắp ca-pô và mặt trước của xe. Đèn pha có độ sáng rộng, khoảng chiếu sáng có khả năng chiếu sáng xa lên đến 100m tùy dòng xe. Đèn pha giúp người lái quan sát mọi vật rõ hơn trong bóng tối, giúp lái xe an toàn, tránh các tai nạn không mong muốn. Bên cạnh đó, đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt trong cùng một chóa đèn để tối ưu việc chiếu sáng.

Ngoài ra, ngoại thất xe còn chứa các bộ phận khác như: cửa xe, tay cầm, thanh giảm chấn, cản trước… Về chức năng của các bộ phận này không quá khó để hiểu.

Những bộ phận quan trọng trong nội thất

Vô lăng

Vô lăng hay còn gọi là bánh lái là một bộ phận quan trọng thuộc hệ thống buồng lái. Tài xế sử dụng vô lăng để điều khiển hướng di chuyển của xe. Tại các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định về việc lắp đặt vô lăng khác nhau. Tại Việt Nam. chiều thuận là bên phải nên vô lăng được lắp ở vị trí bên trái của xe.

Các bộ phận trên xe ô tô - Kiến thức thông dụng

Bảng Tap-lô

Có thể coi bảng Tap - lô là một thiết kế tổng hợp các chức năng của buồng lái, bao gồm:

Bảng điều khiển: Sẽ gồm tập hợp những công tắc tắt mở các tính năng tiện ích trên xe như: điều khiển quạt gió, máy lạnh, cần gạt nước, đèn…

Bảng đồng hồ: Là hệ thống thống báo thông tin với thiết kế bao gồm màn hình, đèn báo và các loại đồng hồ như đồng hồ số, vận tốc, số xăng dưới dạng kim và số.

Khóa điện: nằm ở trục tay lái, gồm 4 nấc chính là: LOCK; ACC; ON và START

Cần điều khiển số xe

Cần điều khiển được thiết kế ở vị trí bên phải của người lái với chức năng điều khiển sự ăn khớp của các bánh răng trong hộp số, từ đó có thể thay đổi tốc độ chuyển động của xe.

Bàn đạp ga

Bàn đạp ga được sử dụng khi người lái muốn tăng tốc độ tức thời. Cơ chế hoạt động dựa vào lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Người lái điều khiển bàn đạp ga bằng chân phải, lực đạp càng mạnh, lượng nhiên liệu bơm vào động cơ càng lớn, từ đó xe sẽ chạy nhanh hơn. Khi muốn giảm tốc độ, người lái chỉ cần nhả chân ga thì xe sẽ chạy chậm lại.

Bàn đạp phanh

Trái ngược với bàn đạp ga, tài xế sử dụng bàn đạp phanh khi muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại. Bàn đạp phanh cũng được điều khiển bởi chân phải. Ngoài ra, nội thất xe ô tô sẽ còn gồm các bộ phận khác như: bàn đạp ly hợp, ghế ngồi, phanh tay, cần điều khiển số…

Trên đây là bài viết chi tiết về các bộ phận của xe ô tô. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.


HOTLINE: 0899.289.289

So sánh
xe
So sánh xe
So sánh xe

Dự toán
chi phí
Dự toán chi phí
Dự toán chi phí

Đăng ký
lái thử
Đăng ký lái thử
Đăng ký lái thử

Đặt lịch hẹn
dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ
Đặt lịch hẹn dịch vụ

Tải
bảng giá
Tải bảng giá
Tải bảng giá

Tải
catalogue
Tải catalogue
Tải catalogue